Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Thêm mới 10 nhà tư tưởng của năm

Trang 1 / 2

Dù rằng C.K. Prahalad vẫn giữ ngôi vị số 1 trong danh sách 50 nhà tư tưởng lớn nhất thế giới năm 2009, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn các vị trí còn lại trong bảng xếp hạng. Đáng chú ý nhất là cựu chủ toạ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan đã bị loại khỏi danh sách năm nay (ông từng được xếp hạng 3 năm 2007).

Bảng xếp hạng 50 nhà tư tưởng lớn nhất thế giới do công ty tham mưu quản trị CrainerDearlove (Mỹ) thực hiện, tiến hành khảo sát hơn 3.500 người trên thế giới để chọn ra 100 nhà tư tưởng kinh doanh có sức ảnh hưởng nhất. Sau đó, danh sách đó sẽ được hội đồng chuyên gia chọn ra 50 người xuất sắc nhất. Bảng xếp hạng được tiến hành 2 năm 1 lần.

Trong bài viết này, NCĐT giới thiệu 10 nhà tư tưởng có sức ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2009.

1. C.K. Prahalad (Ấn Độ)

Đại học Michigan (Mỹ)

Xếp hạng 2007: 1

“Sức ảnh hưởng của C.K. Prahalad đối với giới kinh doanh là rất lớn”, Des Dearlove, đồng sáng lập bảng xếp hạng với Stuart Crainer, nhận định. “Ông là người đặt ra thuật ngữ “năng lực cốt lõi” vào thập niên 1990, giúp xác định chiến lược cho thế hệ các nhà quản lý mới. Gần đây nhất là tác phẩm The Fortune at the Bottom of the Pyramid (Tạm dịch: Sự thịnh vượng tại đáy kim tự tháp) của ông đã cho thấy vai trò của kinh dinh trong việc đối phó với tình trạng đói nghèo của thế giới”.

2. Malcolm Gladwell (Canada)

Nhà báo của tờ The New Yorker

Xếp hạng 2007: 18

“Tăng hạng vượt bậc trong năm 2009 là nhà báo và tác giả người Canada, Malcolm Gladwell. Với một số cuốn sách bán chạy như The Tipping Point (Điểm Bùng Phát), Blink (Trong Chớp Mắt)..., Gladwell đã biến việc kể chuyện trở nên một loại hình nghệ thuật có chiều sâu…”, Stuart Crainer nhận định.

Gladwell từng nói: “Với Điểm Bùng Phát, tôi hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu được rằng, họ có thể làm nên sự đổi thay thực sự. Với Trong Chớp Mắt, tôi muốn độc giả quý trọng trực giác của bản thân, vốn liếng hàm chứa một sức mạnh to lớn”.

3. Paul Krugman (Mỹ)

Đại học Princeton (Mỹ)

Xếp hạng 2007: Không

Với vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng và là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, Paul Krugman đã có buổi “ra mắt” rất ấn tượng. Cùng với đồng nghiệp đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz (ở vị trí 22 trong bảng xếp hạng), ông đã nhấn mạnh sức ảnh hưởng ngày càng lớn của kinh tế chính trị đối với các nhà quản lý. Trong những giai đoạn khó khăn, người ta đều tìm đến các nhà kinh tế học để được cho lời khuyên.

4. Steve Jobs (Mỹ)

Tổng Giám đốc Điều hành của Apple (Mỹ)

Xếp hạng 2007: 29

Thứ 4 là vị trí xếp hạng cao nhất từ trước đến nay của Steve Jobs. Năm 2007, Jobs chỉ đứng ở hạng thứ 29. Nhưng năm nay ông đã qua mặt đối thủ lâu năm trong ngành công nghệ là Bill Gates, hiện đã tụt 5 bậc xuống vị trí thứ 7.

Với sự dẫn dắt của Jobs, Apple là tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực cải tiến công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động.

5. W. Chan Kim (Hàn Quốc) & Reneé Mauborgne (Mỹ)

Trường Quản trị kinh dinh Insead (Pháp)

Xếp hạng 2007: 6

Thành công của cuốn sách bán chạy “Blue Ocean Strategy” (Chiến Lược Đại Dương Xanh) của W. Chan Kim và Reneé Mauborgne (với hơn 2 triệu bản được bán ra thị trường) đã nâng họ lên một bậc, xếp hàng thứ 5.

6. Muhammad Yunus (Bangladesh)

Nhà sáng lập Ngân hàng Grameen, chuyên gia kinh tế

Xếp hạng 2007: Không

Muhammad Yunus là nhân vật mới xuất hiện trong danh sách 50 nhà tư tưởng lớn nhất năm 2009 và đặc biệt, ông lọt ngay vào top 10. Ông là người phổ biến khái niệm tín dụng vi mô (cho người nghèo vay các khoản tiền nhỏ để làm ăn). Ông sáng lập nhà băng Grameen cũng vì mục đích giúp cải thiện đời sống cho người nghèo.

Năm 2006, ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình. Ông cũng là tác giả cuốn sách lừng danh “Banker to the Poor” (Ngân hàng Cho Người Nghèo).

Trang 1 2 Trang kế tiếp